CÁCH CHUẨN BỊ HỒ SƠ ỨNG TUYỂN HỌC BỔNG DAAD-EPOS từ A-Z

Thành thực mà nói, khâu chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển bất kì một học bổng nào cũng là cả một quá trình dài. Bạn càng chuẩn bị sớm thì bạn càng có thời gian trau truốt cho hồ sơ của mình.

Về phía bản thân mình, mình biết tới học bổng DAAD-EPOS khi mình còn là sinh viên. Khi đó mình chỉ nghe truyền tai rằng điều kiện để apply học bổng DAAD cần tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc full-time. Chứ cũng chưa dành thời gian tìm hiểu gì về học bổng này. Vì mình xác định rằng sau khi tốt nghiệm Đại học, mình sẽ đi làm và chưa vội bắt tay vào việc làm hồ sơ hay xin đi học. Từ năm 2020 tới năm 2022, mình tập trung vào việc làm giàu hồ sơ làm việc và học ngoại ngữ.

Trước khi bắt tay vào việc mình chia sẻ, mình mong rằng, các bạn hãy click vào trang website chính thức của học bổng. Đọc qua những điều mà họ giới thiệu về học bổng, những yêu cầu cững như xác định ngành mình muốn học.

Sau khi thấy phù hợp với các tiêu chí của học bổng thì các bạn hãy bắt tay vào trau dồi. Dưới đây là một số kinh nghiệm của mình trong cách chuẩn bị hồ sơ, hy vọng sẽ hữu ích tới các bạn:

  1. Ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc: Mình đưa tiêu chỉ này lên đầu tiên. Bởi đối với học bổng DAAD, kinh nghiệm làm việc thực sự rất quan trọng. Bạn phải chứng minh rằng bạn đã làm việc đủ 2 năm. Với kinh nghiệm của mình, mình thực sự khuyên các bạn rằng trong khoảng thời gian 2 năm nay, đừng nhảy việc quá nhiều. Tốt nhất nên thể hiện sự xuyên suốt của một quá trình làm việc. Vì hội đồng, họ muốn tìm ra một ứng viên có đam mê, đem lại giá trị cho chương trình chứ không phải một ứng viên xuất sắc. Điều này các bản cần phải xin một thư xác nhận từ cơ quan làm việc và dấu xác nhận.
  2. Chứng chỉ tiếng Anh: IELTS overall tối thiểu 6.0, không có band nào dưới 5.0. Các bạn nên kiểm tra cụ thể hơn về trường mình nộp hồ sơ vì một số trường đòi 7.0. Quá trình ôn luyện Ielts cũng không hề đơn giản đối với những bạn mới tiếp cận, vì vậy hãy lên kế hoạch ôn thi càng sớm càng tốt.
  3. Thư động lực: Chắc hẳn những bạn đã có kinh nghiệm xin các học bổng ngắn hạn hay các khóa tập huấn thì không hề xa lạ gì với thư động lực. Tuy nhiên việc viết thư động lực đối với học bổng thạc sĩ quả là một quá trình. Mình không nhớ rõ là phải viết đi viết lại bao nhiêu lần thì mới chốt được. Nếu các bạn không tốt trong phần viết hay cảm thấy bản thân không đủ tự tin thì hãy liên hệ tới các bên dịch vụ để nhận được hỗ trợ. Dưới đây là một số kênh, các bạn có thể liên hệ để nhận được sự hỗ trợ.
  4. Thư giới thiệu: Theo yêu cầu của DAAD thì bạn cần tối thiểu 2 thư giới thiệu bao gồm: học thuật và công việc. Tức là một từ giảng viên ở ĐH, hai là thư giới thiệu từ sếp. Bên cạnh đó, nếu bạn xin thêm của ai được càng tốt.
  5. Thư xác nhận: Bạn cần có thư xác nhận từ trường Đại học (nhớ xin dấu mộc) và thư xác nhận thời gian làm việc.

Ngoài ra, bạn cần phải chứng minh các hoạt động mà mình đã liệt kê trong CV. Cái này, bạn nên nén thành một file pdf để upload cho tiện. Vì vậy, các bạn nên lưu ý, lưu trữ lại các thông tin hoạt động và giữ liên hệ với giáo viên cũng như sếp cũ.

Ở bài sau, mình sẽ chia sẻ một cách cụ thể hơn về các bước. Mong rằng các bạn có thể xác định cho mình một lộ trình hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *